Trang tin BĐS hàng đầu Bình Dương

1BN

KAIZEN

1BN2

M&A DỰ ÁN SÁP NHẬP

25/05/2023 - 18:05

VMC INVEST kết nối và thực hiện các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

download (2)

Các dịch vụ chúng tôi cung câp bao gồm tư vấn các thương vụ mua bán, sáp nhập, chia tách, thoái vốn, liên doanh, mua lại cổ phần theo hình thức vay nợ (LBO)

M&A của VMC INVEST giúp khách hàng (bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai) trong việc tìm kiếm đối tác phù hợp nhất, kết nối bên mua và bên bán trên tinh thần đôi bên cùng có lợi. 

VMC INVEST cung cấp các dịch vụ trọn gói cho bên bán hoặc bên mua từ các khâu lên kế hoạch cấu trúc giao dịch, xác định bên mua hoặc bên bán mục tiêu, thẩm định đặc biệt (DD), định giá, thương lượng mua bán, và hỗ trợ các vấn đề thủ tục pháp lý cần thiết để đảm bảo giao dịch thành công.

download (3)

    • Tư vấn bên bán
    • Tư vấn bên mua
    • Mua lại bằng đòn bẩy
    • Hợp tác
    • Thoái vốn
    • Các lĩnh vực  VMC INVEST M&A
    • Bất động sản (Real Estate)

      Giáo dục (Education)

      Năng lượng tái tạo (Renewable Energy)

      Bệnh viện (Hospital)

      Bán lẻ (Retail)

      Hàng tiêu dùng (Consumer Good)

      Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG)

      Chuỗi nhà hàng (F&B)

      Ngành nhựa (Plastic)

      Sản xuất (Manufacturing)

      Nhà hàng, khách sạn (Hospitality)

      Nông nghiệp (Agriculture)

      Xây dựng (Construction)

      Chuỗi cung ứng (Supply chain)

      Công nghệ (Tech)

      Dược (Pharma)

    • Quy trình thực hiện M&A 

      • Bước 1: Xây dựng chiến lược M&A cụ thể với mục đích với lộ trình rõ ràng, phương pháp để đạt được mục tiêu đó.
      • Bước 2: Xác định tiêu chí tìm kiếm công ty mục tiêu. Doanh nghiệp muốn mua lại hay sáp nhập cần có tiêu chí đánh giá và chọn công ty phù hợp để thực hiện hoạt động M&A, mang lại lợi nhuận tối ưu. Từ đó, lập ra danh sách các công ty có thể mua lại, phù hợp với mục đích M&A của doanh nghiệp.
      • Bước 3: Xác định các công ty tiềm năng có thể mua lại, từ danh sách doanh nghiệp đã được lập ra trước đó.
      • Bước 4: Liên hệ với các công ty tiềm năng có thể mua lại để nhận định mong muốn, nhu cầu của đối phương.
      • Bước 5: Thu thập thông tin liên quan đến công ty mục tiêu, bằng cách yêu cầu đơn vị cung cấp các báo cáo tài chính, dữ liệu liên quan đến sản xuất, tình hình nợ, khách hàng…
      • Bước 6: Đàm phán và thương lượng các điều khoản chi tiết giữa 2 doanh nghiệp muốn mua lại và công ty mục tiêu.
      • Bước 7: Thẩm định giá trị của công ty mục tiêu, bằng việc điều tra trực tiếp, phân tích mọi khía cạnh của doanh nghiệp (Chỉ số tài chính, tài sản cố định, nợ, nguồn nhân lực, nguồn khách hàng…).
      • Bước 8: Thỏa thuận và ký kết hợp đồng mua bán với các điều khoản chi tiết đã được 2 bên thảo luận thống nhất trước đó.
      • Bước 9: Thực hiện thanh toán tài chính, theo thỏa thuận giữa 2 bên và theo lộ trình.
      • Bước 10: Hai nhóm quản lý của công ty mục tiêu và thâu tóm làm việc cùng nhau, có thể điều chỉnh lại 1 số điều khoản cần thiết. Sau đó có thể kết thúc quá trình M&A.
    • Lợi ích của M&A

      • Hoạt động M&A nâng cao quy mô của doanh nghiệp, từ đó cải thiện hiệu quả kinh tế. Bởi khi quy mô sản xuất, vận hành hệ thống tăng, công ty sẽ mua nguyên liệu với số lượng lớn và giá thành rẻ hơn, qua đó cải thiện hiệu suất sản xuất kinh doanh tối ưu hơn.
      • Hoạt động M&A giúp doanh nghiệp tăng thị phần, nhờ việc tập hợp các nguồn lực, nhóm khách hàng mục tiêu.
      • M&A giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực phân phối, mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng ở nhiều khu vực. Hoạt động M&A giúp mở rộng về mặt địa lý, gia tăng chi nhánh, từ đó cải thiện kênh phân phối hàng hóa.
      • M&A sáp nhập và mua lại sẽ tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao cho công ty mới, từ đó nâng cơ hội phát triển mở rộng.
      • Hoạt động M&A sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Bởi 2 tài chính và lợi nhuận của 2 công ty khi hợp lại sẽ lớn hơn một.

      loi-ich-cua-M_A

Các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A

Dưới đây là những quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A mà các doanh nghiệp cần tuân thủ:

      • M&A được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp: Cụ thể, Luật Doanh nghiệp quy định về khái niệm, trình tự thủ tục việc sáp nhập, mua lại, áp dụng đối với từng mô hình công ty.
      • M&A thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020: Theo đó, hoạt động M&A được coi là hình thức đầu tư trực tiếp, doanh nghiệp có thể mua lại 1 phần hoặc toàn bộ công ty mục tiêu.
      • M&A thực hiện theo quy định của Luật Cạnh tranh: Hoạt động sáp nhập, mua lại là hình thức tập trung kinh tế. Hình thức M&A sẽ bị cấm khi việc sáp nhập, mua lại gây ảnh hưởng và hạn chế một cách đáng kể cho thị trường kinh tế Việt Nam.
      • M&A thực hiện theo quy định của Luật Chứng khoán: Việc sáp nhập, mua lại của công ty chứng khoán, quản lý quỹ cần được sự chấp thuận của Ủy ban chứng khoán nhà nước.
      • M&A thực hiện theo Luật các tổ chức tín dụng: Việc sáp nhập, chia tách hay mua lại của các tổ chức tín dụng cần được sự chấp thuận của ngân hàng nhà nước.
      • Ngoài ra, hoạt động M&A cần tuân thủ các cam kết trong các hiệp định, tổ chức: GATT/GATS/WTO, khu vực ASEAN, hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Cam kết quốc tế về đầu tư song phương có yếu tố tự do hóa liên quan đến hoạt động M&A.

hinh-thuc-M_A-pho-bien

Các hình thức M&A phổ biến hiện nay

Để hiểu cụ thể chiến lược M&A là gì, bạn cần hiểu rõ các hình thức M&A phổ biến hiện nay. Dưới đây, là 3 hình thức Mergers & Acquisitions phổ biến nhất:

M&A theo chiều dọc

Hoạt động sáp nhập với mục đích kết nối 2 công ty có cùng chuỗi giá trị sản xuất, nhưng khác biệt về giai đoạn sản xuất đang thực hiện. Đặc điểm của hoạt động M&A theo chiều dọc sẽ đảm bảo kiểm soát và nâng cao chất lượng hàng hóa, đầu ra sản phẩm. Từ đó, M&A theo chiều dọc sẽ khống chế đầu ra của đối thủ cạnh tranh, cắt giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.

Ví dụ như: Một doanh nghiệp kinh doanh may mặc, sáp nhập với công ty dệt. Hoạt động sáp nhập này nâng cao chuỗi cung ứng, hạn chế nguồn cung cho đối thủ cạnh tranh.

M&A theo chiều ngang

Hoạt động sáp nhập các công ty cạnh tranh trực tiếp với nhau. Các doanh nghiệp này thường có chung sản phẩm, hình thức mua bán, phân khúc khách hàng. Hiệu quả từ hoạt động M&A theo chiều ngang sẽ gia tăng thị phần, doanh thu lợi nhuận, loại bỏ đối thủ cạnh tranh. 

Ví dụ: Công ty may mặc thời trang xuất khẩu A, sáp nhập với công ty B cũng may mặc thời trang xuất khẩu. Hoạt động M&A sẽ loại bỏ đối thủ cạnh tranh cho công ty A, nâng cao thị phần khách hàng.

M&A kết hợp

Hình thức mua bán, sáp nhập để hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Việc sáp nhập này diễn ra giữa những công ty cùng phục vụ 1 nhóm khách hàng, trong lĩnh vực cụ thể nhưng không cung cấp sản phẩm giống nhau. Các sản phẩm này có thể hỗ trợ lẫn nhau, đi cùng nhau để chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và uy tín doanh nghiệp. 

M&A kết hợp

Hình thức M&A này sẽ mang lại nhiều lợi ích như: Đa dạng hóa mặt hàng, sản phẩm, gia tăng lợi nhuận, giảm rủi ro cho doanh nghiệp, tiếp cận được nguồn tài nguyên khách hàng có sẵn…

Ví dụ của hình thức M&A kết hợp: Công ty sản xuất quần áo thời trang với công ty sản xuất giày dép. Đây là nhóm ngành có chung phân khúc khách hàng, việc sáp nhập sẽ gia tăng loại hàng hóa phục vụ cho người tiêu dùng có nhu cầu, từ đó gia tăng và tối ưu lợi nhuận.

 

Bài viết liên quan

Copyright © 2016 - All Rights Reserved. Design by Thiết kế web BĐS http://zland.vn

Nhận thông tin dự án

Tải đầy đủ mặt bằng căn hộ, bảng giá, hợp đồng mẫu, chính sách bán hàng mới nhất từ CĐT.

Họ tên *
Số điện thoại *
+
Hotline